Phí hạ tầng cảng biển tại TP HCM đã được HĐND thông qua.

Đề án thu phí hạ tầng cảng biển trên địa bàn bắt đầu từ 01/07/2021, với kỳ vọng mỗi năm thu hơn 3.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống đường xá, cơ sở hạ tầng quanh các cảng.

Phí hạ tầng là gì

Là loại nguồn thu nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện hạ tầng kết nối các cảng biển, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn.

Ngoài ra còn dùng để nâng cấp các cầu cảng, tạo thuận lợi cho dịch vụ vận tải, rút ngắn thời gian vận chuyển đường bộ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Xem thêm: các cảng biển lớn ở Việt Nam

Lợi ích mang lại khi thu phí cảng biển tại TP HCM

Theo PGĐ Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, ông Bùi Hòa An thì giai đoạn 2020 – 2030, TP. Hồ Chí Minh cần 970.654 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông.

Đầu tư hình thức BT đã tạm dừng, hình thức BOT thì không khả quan.

Các tuyến đường Võ Chí Công, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định về cảng Hiệp Phước đã dành đất để mở rộng nhưng chưa thực hiện được vì không có tiền.

Sở GTVT TP HCM đã xây dựng “đề án thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện tích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP HCM” và đang lấy ý kiến hiệp hội, doanh nghiệp vận tải.

Lộ trình chia làm 2 giai đoạn, đối tượng là cá nhân, tổ chức sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển thành phố.

Giai đoạn 1: từ 01/07/2021 đến hết 31/07/2020, thu phí tại cụm cảng Cát Lái.

Giai đoạn 2: từ 01/08/2021, thu phí toàn bộ các cảng trên địa bàn TP HCM.

Đó là 1 phần nội dung về đề án thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ, tiện tích công cộng.

Mức thu phí cơ sở hạ tầng tại TP. Hồ Chí Minh

Mức thu dự kiến phí hạ tầng cảng biển đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu như sau

Phí hạ tầng cảng biển
Phí hạ tầng cảng biển tại TP Hồ Chí Minh

Trường hợp miễn thu phí: hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

Bình Luận