Cảng Nam Vân Phong, một trong những cảng biển trọng điểm của Việt Nam đã được đưa vào hoạt động, thúc đẩy phát triển ngành logistics của cả nước.
Cảng Nam Vân Phong ở đâu
Nội Dung Bài Viết
Cảng Vân Phong nằm trong Vịnh Vân Phong, khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.
Cảng Vân Phong là dự án cảng tổng hợp quốc gia, trung chuyển quốc tế lớn nhất Việt Nam.
Cảng tổng hợp Nam Vân Phong nằm tại Khu Công Nghiệp Ninh Thủy thuộc phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khán Hòa.
Cảng Vân Phong kết nối đường bộ với quốc lộ 26B đi Đắk Lắk 120k, quốc lộ 1A 8km, sân bay Cam Ranh 75km.
Tiềm năng phát triển của cảng Nam Vân Phong
1/ Vị trí thuận lợi
Hệ thống giao thông đường bộ kết nối với Vân Phong được nhà nước quan tâm chú trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển.
Từ Vân Phong có thể theo tuyến quốc lộ 26B đi các tỉnh Tây Nguyên.
Đặc biệt là vùng nguyên liệu nông nghiệp lớn như Đắk Lak, Gia Lai với các mặt hàng nông sản như mía, mì…

Bên cạnh đó, với tuyến quốc lộ 1 được mở rộng đã kết nối cảng Vân Phong với các khu công nghiệp trong tỉnh Khánh Hòa.
Với đường thủy, cảng Vân Phong cách cảng Cái Mép, Thị Vải 320 hải lý về phía Nam.
Cách cảng Lạch Huyện, Hải Phòng 700 hải lý về phía Bắc.
Ngoài ra cảng còn có thể kết nối đường bộ với Cam Pu Chia qua cửa khẩu Đắk Ruê, Đắk Nông với khoảng cách chỉ 220km.
Cửa khẩu Lê Thanh, Gia Lai kế nối với quốc gia Lào cách cảng Vân Phong chỉ 300km đường bộ.
2/ Năng lực đáp ứng
Vịnh Vân Phong có độ sâu tự nhiên khá tốt với tổng chiều dài bờ biển khoảng 110km.
Vịnh có tới 60km là bờ bán đảo Hòn Gốm, Hòn Lớn với độ sâu từ 15 mét tới 22 mét.
Luồng ra vào cảng có độ sâu trên 22m và ổn định nhờ không có dòng hải lưu.

Độ sâu 22m là độ sâu gấp đôi cảng Sài Gòn (10 mét), và gấp hơn 3 lần cảng Hải Phòng (7 mét).
Cầu bến cảng Vân Phong dài 234 mét, rộng 35 mét.
Cảng có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container trọng tải lên đến 70.000 DWT, tương lai mở rộng có thể tiếp nhận tàu 100.000 DWT.
Khu vực mặt nước của cảng biển khá lớn, lên đến 43.500 hecta, gấp ba lần cảng Ba Ngòi Cam Ranh trong cùng tỉnh Khánh Hòa.
3/ Tầm nhìn quốc tế
Chủ đầu tư của cảng Vân Phong là một tập đoàn đa ngành Thanh Yến Group.
Sứ mệnh của cảng Tổng Hợp Nam Vân Phong là cung cấp dịch vụ cảng chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại cùng với lực lượng nhân sự chuyên nghiệp nhất.
Tầm nhìn vươn đến trở thành cảng biển lớn nhất miền Trung, cảng trung chuyển hàng hóa số 1 Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Sơ đồ bố trí Cảng Tổng Hợp Nam Vân Phong
Cảng Tổng Hợp Nam Vân Phong tên tiếng Anh là South Van Phong Port.
Việc quy hoạch trở thành cảng tổng hợp trung chuyển lớn của khu vực Đông Nam Á đòi hỏi bố trí của cảng phải khoa học, đáp ứng được nhu cầu của các dịch vụ logistics.
Lấy cầu cảng làm trung tâm, cảng bố trí các vị trí lớn như
1/ Bến cảng
Gồm có: cầu chính, cầu dẫn, bãi hàng container, bãi hàng container rỗng, bãi hàng container rời.
2/ Khu kho
2.1 Kho hàng nông sản
2.2 Kho bitum
2.3 Kho xi măng
2.4 Khu kho nhỏ
2.5 Kho CFS
2.6 Kho khí đốt hóa lỏng, khí thiên nhiên hóa lỏng

3/ Công trình phụ trợ
- Xưởng sửa chữa
- Bãi sửa chữa, vệ sinh container
- Bãi xe chờ
- Nhà văn phòng
- Nhà bảo vệ
- Bãi đỗ xe máy
- Bãi đỗ ô tô
- Nhà phục vụ
- Trạm cấp điện
- Trạm cấp nước
- Trạm gom rác
- Trạm xử lý nước thải
- Cổng cảng
- Hàng rào
Cảng Nam Vân Phong – cảng biển chiến lược kinh tế của Khánh Hòa
Với tầm nhìn vươn mình trở thành cảng trung chuyển lớn của khu vực, tình Khánh Hòa nói riêng và lãnh đạo nhà nước nói chung luôn tạo điều kiện cho cảng Vân Phong.

Tỉnh Khánh Hòa có hai cảng lớn đó là cảng Nam Vân Phong và cảng Cam Ranh, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế, quốc phòng của đất nước.
Bình Luận